Ngày 08/12/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Phụ lục của quyết định này bao gồm các nội dung tên sản phẩm, hàng hóa, mã HS, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng và văn bản quy phạm pháp luật quản lý.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 3482/QĐ-BKHCN
Hiện nay, Xăng sinh học được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, châu Âu. Ở nhiều quốc gia, Chính phủ quy định ôtô bắt buộc phải chạy bằng xăng sinh học, như châu Âu đã quy định bắt buộc áp dụng xăng E5 (xăng khoáng pha trộn 5% ethanol). Trong khối ASEAN, Philippines và Thái Lan là hai quốc gia đi đầu trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học.
Cụ thể, tất cả các nội dung của tiêu chuẩn này là bắt buộc, bao gồm các yêu cầu kỹ thuật cơ bản, yêu cầu của bình chữa cháy mini xách tay, yêu cầu của thiết bị chữa cháy cỡ lớn, các yêu cầu khác và giai đoạn chuyển tiếp. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể từ ngày thông báo cho ban thư ký WTO. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày thông qua. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
http://members.wto.org/crnattachments/2017/TBT/CHN/17_0919_00_x.pdf Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1193
(Nguồn TBT.GOV>VN)
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Quốc Hùng, cộng tác viên khoa học người Việt Nam của Trung tâm Chiến lược Nga tại châu Á thuộc Viện Kinh tế học (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Hiệp định đã chứng tỏ tính hiệu quả một cách đầy thuyết phục. Ngay trong quý I/2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU đã tăng 29,4% so với quý I/2016.
Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước EAEU đã tăng 37%, còn xuất khẩu từ EAEU sang Việt Nam tăng 32%. Trong đó, xuất khẩu nông sản tăng gấp 9 lần, các sản phẩm kim loại tăng 48%. Nguồn cung cấp từ Việt Nam về các thiết bị định vị cho EAEU tăng 900 lần…
EAEU đã huỷ bỏ thuế quan nhập khẩu cho 43% tổng số hàng hoá của Việt Nam thuộc dòng thuế quan của Biểu thuế thống nhất của Liên minh (UCT-EAEU), chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp hóa học, khoáng sản, hàng da. Nhiều loại hàng hóa khác đã được áp dụng mức thuế xuất 0%.
Nga đứng thứ 17 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, 20 dự án đầu tư đang được Việt Nam triển khai thực hiện tại Nga. Dẫn đầu là Tập đoàn TH True Milk đầu tư khoảng 3 tỷ USD vào các dự án sản xuất và chế biến sữa ở khu vực ngoại thành Moscow, tỉnh Kaluga và vùng Viễn Đông của Nga. Tập đoàn này cũng dự kiến xây dựng nhà máy chế biến sữa ở Nga với công suất tối thiểu 500 tấn/ngày. Công ty liên doanh Nga-Việt Rusvietpetro đang nâng cao sản lượng khai thác dầu ở vùng Viễn Bắc phần châu Âu của Nga.
Việt Nam và Belarus đã ký thỏa thuận cho phép Nhà máy ô tô Minsk thành lập hai liên doanh ở Việt Nam, lắp ráp xe tải và xe buýt. Các công ty của Việt Nam và Kazakhstan đang tiến hành công việc nhằm tạo ra hành lang vận chuyển giữa Kazakhstan và Việt Nam.
Xung lực mới từ APEC
Trong tương lai, FTA Việt Nam-EAEU sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa. Một xung lực tạo điều kiện thuận lợi cho triển vọng này là Hội nghị Cấp cao APEC sắp diễn ra lần thứ 2 tại Việt Nam.
Việt Nam và Nga là những đối tác chiến lược, thực tế quan hệ đó thể hiện rõ ràng trong hoạt động của hai nước trên trường quốc tế, kể cả trong khuôn khổ Diễn đàn APEC. Cả hai nước đều ủng hộ sáng kiến của nhau hướng tới sự phồn vinh kinh tế của 2 nước và toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam và Nga đều gửi gắm những hy vọng rất lớn vào Hội nghị APEC sắp tới. Điều đó được chứng tỏ bằng nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức cả ở Việt Nam và ở Nga trước thềm Hội nghị Cấp cao.
Các hội thảo đã phân tích rõ về những khía cạnh khác nhau trong hoạt động của APEC, thực trạng và triển vọng về thương mại-kinh tế của Việt Nam và Nga với các quốc gia khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Giới chuyên gia đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga cũng như kết quả hoạt động tích cực và những đề xuất hữu ích của hai nước trong khuôn khổ APEC.
Diễn đàn này ngày càng trở nên quan trọng đối với đà phát triển kinh tế của các nước trong khu vực, cũng như với triển vọng củng cố tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và LB Nga./.
Nguồn: Báo Chính phủ