Tin tức sự kiện

Thêm nhiều DN được hỗ trợ phát triển bền vững

09:17 | 13/11/2017

 

Chương trình Phát triển doanh nghiệp bền vững (SCORE) đã hỗ trợ cho trên 140 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực chế biến gỗ, cơ khí và dệt may với nhiều kết quả tích cực. Chương trình sẽ mở rộng đối tượng hỗ trợ sang nhiều lĩnh vực khác trong thời gian tới.

Hình ảnh tại Diễn đàn. Ảnh: VGP/Lê Anh

 



 

Lấy doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới KH&CN

09:16 | 13/11/2017
 

“Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, xác định lấy doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới KH&CN, xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước thông qua việc hình thành Quỹ phát triển KH&CN, Qũy Đổi công nghệ Quốc gia, các Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ từ quy mô quốc gia đến quy mô địa phương, các chương trình quốc gia thuộc các Bộ ngành…”

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng khẳng định như vậy tại Hội thảo “Đổi mới công nghệ - Vai trò của doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN và Cơ quan quản lý”, tổ chức ngày 26/10/2017 tại Hà Nội, do Qũy Đổi mới công nghệ Quốc gia, Bộ KH&CN tổ chức.



 

APEC 2017: Cơ hội tốt cho các ngành công nghiệp Việt Nam

09:16 | 13/11/2017

 

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 21 nền kinh tế thành viên; trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Canada, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây là các ý kiến được phóng viên TTXVN ghi nhận từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng về những thuận lợi, khó khăn cũng như tương lai trước một thị trường rộng lớn.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

 



 

Bộ KH&CN tiên phong cải cách nhưng cần nỗ lực để thực chất hơn

09:15 | 13/11/2017

 

Các chuyên gia cho rằng Bộ KH&CN đã có những cải cách tích cực nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, kiểm tra chuyên ngành hiện vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, cần tiếp tục được xóa bỏ, cải cách hơn nữa.

 



 

Người dân TP HCM quản lý được chính quyền qua 'thành phố thông minh

09:15 | 13/11/2017

 

Bí thư Thành ủy TP HCM nói, đô thị thông minh sẽ giúp lãnh đạo có tầm nhìn xa, còn người dân quản lý được nhà nước qua hệ thống dữ liệu công khai.

Ngày 25/10, tại Hội nghị quốc tế về Thành phố thông minh, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thành phố đóng góp khoảng 28% GDP cả nước; nhiều năm qua mức tăng trưởng kinh tế luôn trên 10%, được xếp hạng là một trong những thành phố năng động nhất thế giới.

Tuy nhiên, thành phố cũng đối mặt với nhiều thách thức, là tính cạnh tranh chưa ổn định, hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa tận dụng tốt thời cơ liên kết vùng…

"TP HCM bị xếp hạng chót trong 12 thành phố Đông Nam Á về tính cạnh tranh và chất lượng sống. Vì thế, từ năm 2016 lãnh đạo thành phố nghiên cứu và xác định phải xây dựng đô thị thông minh", ông Nhân chia sẻ.

Trong đó, 5 mục tiêu TP HCM hướng tới là: tăng trưởng kinh tế cao hơn; môi trường sống và làm việc của người dân tốt hơn; người dân tham gia quản lý nhà nước tốt hơn; người dân được phục vụ tốt hơn; phát triển bền vững về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu.

 





Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến