Ngày 28 tháng 03 năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: Quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Tin cảnh báo được cập nhật từ ngày tháng 01/01/2024 đến 15/6/2024, download here
Ngày 12 tháng 4 năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 1383/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Quyết định số 1383/QĐ-UBND). Theo đó, 07 nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc gồm: Thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau quả tươi, tôm, thủy sản sơ chế có bao gói (cá rô, cá lóc, cá sặc, khô cá dứa), tổ yến.
Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức theo thẩm quyền quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1383/QĐ-UBND và phổ biến đến các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan thuộc thẩm quyền quản lý để biết và thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị quý cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Tài liệu đính kèm:
Ngày nay, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng các giải pháp công nghệ trong thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Phương pháp truy xuất nguồn gốc điện tử) được xem là phương pháp thông tin hiện đại được sử dụng khá phổ biến, với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua các mã vạch, mã QR (tem truy xuất) để các đối tượng quan tâm có thể nắm bắt thông tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc áp dụng phương pháp truy xuất nguồn gốc điện tử này có thể thực hiện linh hoạt, đa dạng, sử dụng đa nền tảng, đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, phù hợp với nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng có đặc thù dễ hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn như rau quả tươi.