Ứng dụng của mã số mã vạch hàng hóa có lợi gì

Thứ năm, 20/12/2018, 09:17 GMT+7

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt hàng hóa mà máy móc có thể đọc được.

Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm hàng hóa như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…. Mỗi sản phẩm đều có mã số của mình, thường bao gồm 13 con số. Ví dụ sản phẩm có mã số là 8007141009277. Hai hoặc ba số đầu tiên (80) tính từ bên trái chỉ cho ta biết đất nước sản xuất ra nó, năm con số tiếp theo (07141) là mã số của hãng sản xuất, năm con số tiếp sau nữa (00297) là tên của hàng hoá, nó chỉ ra đặc điểm tiêu dùng của hàng hoá (VD mỹ phẩm). Và con số cuối cùng (7) được gọi là số kiểm tra để kiểm định tính đúng đắn của việc đọc dò các sọc bởi thiết bị scaner.

Cách tính số kiểm tra như sau:
1. Cộng các số đứng ở hàng chẵn trong dãy mã số lại với nhau.
2. Lấy tổng đó nhân với 3.
3. Cộng các số đứng ở hàng lẻ trong dãy mã số lại với nhau.
4. Cộng các kết quả của phép tính thứ 2 và thứ 3 với nhau.
5. Số kiểm tra là hiệu số giữa tổng số trên và số chẵn chục sát trên nó.

Ví dụ: 8 0 0 7 1 4 1 0 0 9 2 7

8 0 1 1 0 2 = 12 x 3 = 36

0 7 4 0 9 7 = 27

36 + 27 = 63

70 – 60 = 7 là số 7 chính xác 

Ngoài loại mã 13 số cũng có thể có trường hợp mã 8 số – thường dùng cho các loại hàng hoá có kích thước nhỏ bé (mã đất nước gồm 3 con số, mã công ty sản xuất gồm 4 con số và số cuối vẫn là số kiểm tra)

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt hàng hóa mà máy móc có thể đọc được (ảnh minh họa)

Mã số của đất nước do liên đoàn quốc tế EAN quy định. Sau đây là 1 số mã thường gặp: Mỹ và Canada từ 00 đến 09, Pháp từ 30 đến 37, Đức từ 40 đến 43, Nhật 49, Anh và Bắc Ailen 50, Hy Lạp 52(0), Bỉ và Lucxămbua 54, Bồ 56(0), Đan Mạch 57, Nam Mỹ 60(0) và 60(1), Phần Lan 64, Na Uy 70, Ixraen 72(9), Thụy Điển 73, Thụy sĩ 76, Ý từ 80 đến 83, Tây Ban Nha 84, Séc và Slovakia 85(9), Thổ Nhĩ Kỳ 86(9), Hà lan 87, Áo 90-91, Úc 93, Trung Quốc 69, Thái lan 88,…  Với sự kiểm tra của mã số có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm, sự phù hợp của nó với mẫu nguyên thủy. Về phía nhà sản xuất, nếu họ biết chắc rằng ở bất kỳ góc nào trên thế giới mọi người đều có thể nhận ra sản phẩm của họ thì họ cũng có trách nhiệm hơn khi sản xuất.

Lợi ích khi sử dụng mã số mã vạch: Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận; Tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhờ đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng & giá thành sản phẩm thấp; Chủ động được nguồn vốn nhờ tồn kho thấp; Hệ thống mã vạch xác định chính xác và nhanh chóng mã xếp giá cũng như các mã hiệu khác nhau của ấn phẩm , tăng tốc độ của nghiệp vụ quản lý ấn phẩm, nghiệp vụ mượn trả.; Với sự tích hợp và hỗ trợ chặt chẽ trong hệ thống quản lý nghiệp vụ, mã vạch cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động nghiệp vụ.

Liên quan đến ứng dụng mã số mã vạch, Tổng cục TCĐLCL đã thực hiện cấp mới cho 2.158 mã doanh nghiệp, cấp đổi: 117 hồ sơ, thu hồi: 845 mã doanh nghiệp; xác nhận mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số mã vạch: 39 hồ sơ. Tổ chức 03 khóa đào tạo về áp dụng mã số trên thương phẩm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Phối hợp chi cục Hà Giang, tổ chức hội thảo đào tạo cơ bản mã số mã vạch trên thương phẩm cho doanh nghiệp và các tổ chức quan tâm; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp tổ chức hội thảo đào tạo Tăng cường năng lực truy xuất nguồn gốc theo mã số mã vạch tại Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng giai đoạn 2.

TH


Người viết : thninh

Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến