Cẩn trọng với độc tố ẩn trong quần áo mới

Thứ tư, 24/02/2016, 15:10 GMT+7

Chất lượng sống của chúng ta đang giảm đi đáng kể do môi trường độc hại bao gồm đồ ăn, nước uống, không khí, những thứ được gọi là “dược phẩm, và thậm chí là cả quần áo bị ô nhiễm bởi hóa chất.

Rayon là một loại sợi nhân tạo được sử dụng trong phần lớn các sản phẩm quần áo. Vào cuối những năm 1930 khi cây gai dầu bị cấm trồng, Rayon và giấy được tiếp tục chế tạo thông qua phương pháp xử lý gỗ cây bằng hóa chất.

Hình minh họa

Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da là cơ quan có diện tích lớn nhất của cơ thể. Để xử lý sợi may mặc và sản xuất quần áo, người ta cần sử dụng đến một lượng lớn các hóa chất độc hại. Châu Á và các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 sản xuất phần lớn vải vóc và quần áo, Sau đó quần áo này sẽ được cung cấp cho Hoa Kỳ và các nhãn hàng đa quốc gia khác nhằm tăng lợi nhuận dựa trên sản xuất giá rẻ trong khu vực trong điều kiện thậm chí không có các cơ quan quản lý về chất lượng.

Sau khi được hoàn thiện, quần áo thường được phủ formaldehyde để tránh bị nhàu hoặc mốc trong quá trình vận chuyển. Formaldehyde cũng là một dạng chất bảo quản được dùng cho vac-xin.

Theo báo cáo, đã có những ca dị ứng nghiêm trọng với formaldehyde. Điều tra cho thấy lượng formaldehyde cao gấp 500 lần mức an toàn trong quần áo chuyển đến cho các thương hiệu quần áo từ các nhà máy thuộc Trung Quốc và Đông Nam Á.

Ngoài ra còn có các tác động tiêu cực, được tích lũy, lâu dài tới sức khỏe mà khó có thể truy cứu do tác động của loại hóa chất nào trong quần áo Formaldehyde và các hóa chất độc hại khác được sử dụng để tạo ra các sợi tổng hợp dùng cho khăn và ga giường. Các độc tố trong vải vóc do đó rất khó tránh khỏi ngay cả khi chúng ta trút bỏ lớp quần áo.

Một loại hóa chất khác nữa thường được dùng cho quần áo vải vóc là nonylphenol ehtoxylate (NPE). NPE bị cấm sử dụng ở hầu hết các khu vực nơi các thương hiệu lớn được chào bán. Tuy nhiên nó lại không bị cấm tại nơi đặt các nhà máy ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Có đến 14 thương hiệu lớn nhập quần áo từ các nhà máy sản xuất quần áo có sử dụng NPE.

Các quảng cáo “không nhăn nhàu” hay “không cần là ủi” nên được hiểu như một lời cảnh báo cho sự xuất hiện của các hóa chất PFC. Teflon dùng cho chảo chống dính là một dạng PFC. Màu nhuộm hóa dầu dùng cho sợi có khả năng gây ô nhiễm các nguồn nước lân cận.

Tiến sĩ Richard Dixon của Liên đoàn Động vật Hoang dã Thế giới cảnh báo về các tác động sinh thái lên đời sống hoang dã: “Cần tiến hành các hành động khẩn cấp nhằm thay thế các hóa chất nguy hiểm bằng các chất thay thế an toàn hơn, đặc biệt là các hóa chất có trong quần áo và các sản phẩm tiêu dùng khác.”

NPE thường được dùng làm chất tẩy rửa trong công nghiệp dệt may ở một số khu vực có ký hợp đồng với các công ty quần áo đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ và Châu Âu. NPE bị phá vỡ sẽ tạo thành nonylphenol - một dạng độc tố có khả năng gây ảnh hưởng tới hormone giống như BPA.

Quần áo màu đen và thuốc nhuộm dùng cho đồ da thường chứa p-Phenylenediamine (PPD), có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Các chất chống cháy có thể tìm thấy trong các sản phẩm chăn gai và quần áo ngủ. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và chất tẩy sản sinh dioxin cũng được sử dụng trong công nghiệp dệt may. Vải dùng cho giày thể thao thường chứa các chất này.

Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân?

Lưu ý đọc kỹ nhãn quần áo và cố gắng tránh các vật liệu nhân tạo như Rayon, Nylon, Polyester, Acrylic, Acetate hoặc Triacetate nhiều nhất có thể. Cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm không nhăn nhàu, không cần là ủi và không bị co.

Trong trường hợp không thể tránh được, nên giặt và phơi khô các loại quần áo này ba lần trước khi mặc. Sử dụng các loại bột giặt, nước giặt an toàn, rõ nguồn gốc. Tránh xa các chất tẩy rửa khô có sử dụng perchloroethylene.

(Theo: naturalnews.com)


http://www.tcvn.gov.vn/sites/head/vi/tin-chi-tiet-can-trong-voi-doc-to-an-trong-quan-ao-moi-af399343.aspx
Người viết : TBT-HCM

Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến