Tin tức sự kiện

Bãi bỏ một số điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu

08:42 | 13/03/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Cụ thể, bãi bỏ Điều 5 (quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu); khoản 6 Điều 7 (điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, bỏ điều kiện phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu); Điều 10 (điều kiện sản xuất xăng dầu); khoản 1 Điều 24 (điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu, bỏ điều kiện địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt); khoản 5 Điều 41 (cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó).Trong đó, về lĩnh vực xăng dầu, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh đó, bãi bỏ một số nội dung tại Điều 7 về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Cụ thể, bãi bỏ nội dung sau tại khoản 3: “Sau 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu 1/3 nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này”.

Bãi bỏ nội dung sau tại khoản 4: “Sau 2 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là 3.000 m3”.

Bãi bỏ nội dung sau tại khoản 5:” Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu 4 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu 100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân”.

(Nguồn:baochinhphu)



 

Công ty Điện lực Quỳ Hợp: Nhiều thay đổi tích cực từ khi áp dụng 5S

08:41 | 13/03/2018

Kể từ khi áp dụng 5S, Công ty Điện lực Quỳ Hợp đã tạo nên môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp, góp phần nâng cao năng suất của người lao động trong công ty.

5S bắt nguồn từ lý thuyết Kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ và thỏa mái cho người lao động góp phần tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Theo tiếng Nhật, 5S là từ 5 chữ cái: Seiri (sàng lọc) Seiton (sắp xếp) Seiso (sạch sẽ) Seisetsu (săn sóc) Shitsuke (sẵn sàng).

Khi áp dụng 5S, người lao động sẽ được làm việc trong môi trường lành mạnh và tiện lợi, tinh thần trở nên thoải mái, dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động tăng cao. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp áp dụng 5S vào quá trình sản xuất trong đó có công ty Điện lực Quỳ Hợp (Nghệ An).

Công ty Điện lực Quỳ Hợp: Nhiều thay đổi tích cực từ khi áp dụng 5S - ảnh 1

 



 

Bureau Veritas hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp Việt Nam?

08:39 | 13/03/2018

Cuối tháng 11.2017, Bureau Veritas Việt Nam khai trương phòng Kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ trong lĩnh vực nông ngư nghiệp và thực phẩm.

Trước nhu cầu tìm hiểu của các doanh nghiệp, KH&PT có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Huy, giám đốc bộ phận thực phẩm của Bureau Veritas Việt Nam, xoay quanh câu hỏi “Bureau Veritas hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp Việt Nam?”.
 
Ông Nguyễn Huy, giám đốc bộ phận Thực phẩm của Bureau Veritas Việt Nam.
 


 

Hỗ trợ DN phát triển thương hiệu qua sở hữu trí tuệ

08:38 | 13/03/2018

Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, mũi nhọn là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và khai thác sáng chế.

Ngày 30/11, thông tin về hoạt động sở hữu trí tuệ trong năm 2017, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công Nghệ Đinh Hữu Phí cho biết, Cục đã xử lý 80.599 đơn các loại, trong đó có 39.250 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN). Trong số đó: Chấp nhận bảo hộ 30.106 đối tượng SHCN; từ chối bảo hộ 9.033 đối tượng SHCN và 41.349 đơn các loại khác. Cục cũng cấp văn bằng bảo hộ cho 28.314 đối tượng SHCN (tăng 9,4% so với năm 2016).

Theo Cục trưởng Đinh Hữu Phí, Cục SHTT xác định hoạt động bảo hộ quyền SHCN phải hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, mũi nhọn là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và khai thác sáng chế.

Theo định hướng này, việc triển khai các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ KH&CN được thực hiện nghiêm túc. Với mỗi Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình hành động tương ứng của Bộ, Cục xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể.

Đặc biệt, Cục tiếp tục hoàn thiện để đưa vào khai thác công cụ đăng ký đơn SHCN thông qua mạng thông tin điện tử theo tinh thần của Nghị quyết số 36a. Kết quả, đến hết năm 2017, đã có 5.497 đơn đăng ký SHCN được tiếp nhận qua hệ thống nhận đơn trực tuyến (chiếm 9,3% lượng đơn SHCN nộp vào Cục).

Hoạt động tổ chức triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 68) tiếp tục được thực hiện khẩn trương theo kế hoạch. Chương trình được triển khai với định hướng mục tiêu đổi mới, tập trung vào các nhiệm vụ hỗ trợ bảo hộ, áp dụng sáng chế; quản lý và khai thác TSTT của doanh nghiệp; hỗ trợ kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT.

Cục trưởng Đinh Hữu Phí cho biết, năm 2018 Cục SHTT sẽ tập trung hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược SHTT quốc gia trong quý 2/2018; tập trung triển khai nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi Luật SHTT.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để hỗ trợ cho công tác của Cục và hệ thống SHTT của Việt Nam; hoàn tất thủ tục gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế KDCN; chuẩn bị để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018 – 2019.

Đặc biệt, tăng cường triển khai các dịch vụ công SHTT để hỗ trợ chuyển hóa quyền SHTT của doanh nghiệp, tổ chức thành tài sản quan trọng, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế; tích cực triển khai Đề án hình thành Mạng lưới các Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (IP-Hub); triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.

(Nguồn:baochinhphu)



 

Công nghệ mã số mã vạch

08:37 | 13/03/2018

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tư­ợng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dư­ới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc đư­ợc. Trong quản lý hàng hoá ngư­ời ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch (MSMV) của hàng hoá.  

Mã số mã vạch đầu tiên đ­ược chế tạo và đư­a vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh th­ương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng đư­ợc nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và đư­ợc ứng dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới. Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên đư­ợc thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC). Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế – xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho th­ương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. .). Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.

Mã số GS1 (ví dụ như mã thương phẩm, viết tắt là GTIN) là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?. Do cách đánh số nh­ư vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau, t­ương tự như­ cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.

Mã vạch GS1 (bar Code) là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ đư­ợc thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số (hoặc cả chữ lẫn số) dư­ới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch đ­ược giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

Như­ vậy, mã số GS1 đóng vai trò “chìa khoá” để thu nhận và tra cứu dữ liệu một cách tự động.





Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến