Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt hàng hóa mà máy móc có thể đọc được.
Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí vừa được Chính phủ ban hành ngày 15/6/2018.
Theo đó, đối với các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) khí thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
– Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;
(Đối với thương nhân XNK kinh doanh khí qua đường ống ngoài còn phải có đường ống vận chuyển khí và trậm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.)
– Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật;
– Có chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân XNK LGP kinh doanh LGP chai.
Nghị định 87/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2018 và thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016.
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí vừa được Chính phủ ban hành ngày 15/6/2018.
Theo đó, đối với các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) khí thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Tiếp diễn trong chuỗi Hội thảo về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) phối hợp với các chuyên gia Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tổ chức. Ngày 10/08/2018, tại Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ Thực hành tốt và Xây dựng Năng lực Truy xuất Nguồn gốc Sản phẩm cho DNVN”. Với sự tham dự của hơn 30 đại diện đến từ các tổ chức/cá nhân trong và ngoài Tổng cục như doanh nghiệp, hiệp hội có quan tâm đến truy xuất nguồn gốc.
Áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm được nhận định là giải pháp tốt nhằm nâng cao năng lực nội sinh cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT). Tuy nhiên việc áp dụng phương thức này trong thực tế đang gặp rất nhiều trở ngại.
Thông qua chính sách về khuyến công, khoa học công nghệ các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn đã được hỗ trợ toàn diện cả về đào tạo nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Tuy nhiên theo phản ánh của một số DN, riêng việc thực hiện nội dung hỗ trợ áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như Kaizen, Lean nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm gặp rất nhiều trở ngại. Ông Lê Huy Điệp – Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quyết Tiến (Nam Định) cho hay: Khó nhất là ý thức tuân thủ kỷ luật của lao động nông thôn rất kém. “Cứ có việc riêng là nghỉ, không chấp hành quy định về thời gian làm việc hay nghỉ phép của công ty”, ông Điệp chia sẻ.