Hỏi về nguồn gốc sản phẩm thịt và tem cân

Thứ ba, 18/12/2018, 15:53 GMT+7

Câu hỏi:
Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, một khách hàng của 1 cửa hàng Thịt cho hay, tại đây bán sản phẩm thịt không rõ ràng về nguồn gốc. 
Khi mua hai sản phẩm khác nhau bao gồm lần một là thịt bò và lần hai là sườn non nguyên tạng heo Đức- PC. Tuy nhiên cả hai lần, các sản phẩm này đều có dấu hiệu dán chồng tem cân.
Điều đáng nói ở đây, trên tem thứ nhất được dán trên sản phẩm ghi Sườn non nguyên tạng heo Tây Ban Nha giá 14.500 đồng/ lạng. Tem thứ hai được dán chồng lại đổi tên thành Sườn non nguyên tạng heo Đức- PC giá 16.000 đồng/ lạng.
1) Việc dán chồng tem của doanh nghiệp này có đúng hay không? nếu sai thì sai chỗ nào?
2) Quy định về tem cân trên thực phẩm là như thế nào?
3) tem cân có truy xuất được nguồn gốc sản phẩm hay không?

Trả lời:

  1. Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật An toàn thực phẩm, sản phẩm thịt bò là thực phẩm tươi sống thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị bà Châu liên hệ với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Quản lý An toàn thực phẩm để được hướng dẫn cụ thể.

* Sở Y tế

Địa chỉ: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, Quận 1.

Điện thoại : (028) 39.309.912

Email        : bbt.syt@tphcm.gov.vn

Website    : http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn

* Ban Quản lý An toàn thực phẩm

Địa chỉ: 18 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1,

Điện thoại : (028) 39.326.998

Email         : doi1.bqlattp@tphcm.gov.vn

Website    : http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn 

  1. Về ghi Nhãn thực phẩm:

  • Đối với hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì không phải ghi nhãn hàng hóa (Khoản đ, Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa).

  • Đối với thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay thì phải thể hiện đầy đủ các nội dung ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa, cụ thể:

+ Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa;

+ Định lượng;

+ Ngày sản xuất;

+ Hạn sử dụng;

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;

+ Thông tin, cảnh báo;

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

  1. Về tem cân: Hiện nay chưa có quy định về tem cân trên thực phẩm. Trên thị trường tem cân thường được sử dụng để in một số thông tin như tên sản phẩm, trọng lượng, giá cả, hạn sử dụng, mã vạch, … với mục đích thanh toán sản phẩm tại quầy thu ngân như một mặt hàng tiêu dùng thông thường có sẵn mã vạch khác.


Người viết : thninh

Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến